Bản quyền : TBG. Cập nhật ngày :03/29/2002  

Xin cảm ơn mọi ý kiến đóng góp, bài viết, tranh ảnh.

 

Hồi thứ sáu

 

Ngược Đà Giang, Cầm B nương tìm thạch

Quan nhũ thiên, Hà T B mê mẩn

 

Đầu giờ Dần, đám giang hồ đã lục tục trở dậy. Nguyên tại vùng sơn cốc heo hút, lữ khách đa phần đều là dân buôn nhựa đen và bột trắng, nên tửu điếm không giữ được vẻ tráng lệ như thường có tại các vùng biên thùy xa xôi. Đám giang hồ nhiều kẻ đã vật vờ sau đêm hôm trước, nay có đôi phần lưỡng lự muốn ngơi tọa thêm, nhưng chỉ vì độc nhất một nơi " ngũ cốc luân hồi ", nên đầu giờ sáng thì việc đã đến hồi gấp gáp. Với các lão quái thì " nhất quận công, nhì thổ đồng ", nhưng các nương nương thì đây quả là một điều khó giải.

 

Mường Tè châu thuộc về Lai châu phủ, đất vuông chừng hơn hai nghìn dặm, so với xuôi thì cũng đã được liệt vào hàng tỉnh. Đất lổn nhổn tuyên sỏi đá, lắm lam khí chướng khí, lại núi non hiểm trở, nên cư dân đa phần là những tộc ít người, sống trên non cao, lấy hang động làm nhà, lá rừng làm chiếu, lấy củ rừng, ngô nương làm lương thực, đôi khi săn được con cáo con cầy làm thức ăn thì gọi là may mắn, cuộc sống phần nhiều còn hoang dã, nhưng được cái ở vùng " tam quốc giao ",bắc giáp với Hán Quốc, Tây giáp với Lào quốc, nên triều đình rất coi trọng. Quan trấn giữ châu này luôn được triều đình đặc cách luân niên tưởng thưởng tơ lụa, gấm góc, vàng bạc, lại cấp cho cỗ Liên xuyên sơn phi mã ( Land cruiser ) để tiện bề di chuyển thăm nom các sơn trang. Đặc biệt, trên đỉnh Tà Tổng non, có đám viên lại của triều đình cư ngụ quanh năm, điều khiển “ viba hư tuyến tháp “, lại cũng thuộc nhà dây thép, nhằm cấp thời thông báo với triều đình khi hữu sự. Biết tới đây thì Nguyên Kcông và Hà T B lão quái ra chừng hãnh diện lắm.

 

Lại quay trở lại chuyện đám khách. Đến cuối giờ Dần, đoàn người ngựa đã nai nịt gọn gàng, thẳng hướng thủy cảng Pô lếch. Theo lời tiệm chủ hội quán Mường Tè thì tinh khí địa sơn Mường Tè châu đều tập trung trên vùng Đà Giang, nên đám lữ khách nhất loạt đồng lòng hăm hở tiến tới. Sau gần mươi dặm đường rừng, thủy cảng Pô Lếch đã hiện ra trước mắt. Kẹp giữa hai vách núi là dòng Đà Giang ri rỉ chảy, bên bờ là đám cây cối rậm rịt bò lổm ngổm. Mặt nước xanh biêng biếc, ánh lên những tia sáng lành lạnh. Vật ngang qua lòng sông là cây cầu treo xù xì, nghe nói đám người Kinh khi xưa lên dựng cầu, đã có vài kẻ bỏ xác nơi đây, trước là lễ ra m?t v?i th?y th?n Đà Giang, sau là tế lễ khánh thành. Chênh chếch từ đường mòn trên núi, vài xếnh xáng mặc áo xường xám, thủng thằng dắt đàn ngựa thồ qua sông, súng pạc hoọc trễ bên yên cương, tay vung vẩy roi mây, dáng chừng nhàn nhã và thanh lịch lắm. Đám lữ khách giang hồ bấy lâu vùi thân nơi chốn kinh kỳ, nay được cận nhãn chiêm ngưỡng cảnh vật sơn cước thì ra chiều đắc chí. Tiếng cười, tiếng hát, hò hét huyên náo cả một góc sông.

 

Đang lúc cả đám “ toạ kiều quan sơn cảnh “ thì bất chợt Tùng hiền đệ tắt vội nụ cười, tai vểnh lên, căng nhãn quan ra nghe ngóng. Có tiếng động rầm rì từ dưới dòng Đà giang, rồi một mũi tên vun vút trên mặt nước, lao sầm sập về phía đám lữ khách. Lập tức, các tay giang hồ thu về thế thủ, chia thế tọa " giáp thủ luân công " nhằm tự vệ. Lão quái Minh hắc diện công vội rút ngay bảo bối " cận hình đồ " ( ống tele ) lên soi, rồi y nhếch mép thở phào. Té ra đó là một sơn thuyền, đang chở đám sơn dân xuôi dòng.

 

Nguyên do Đà Giang chảy ngoằn nghèo qua các vùng địa sơn hiểm trở, nơi không có quan lộ qua lại giao thương, nên đám sơn dân đặc biệt chú ý đến việc sử dụng thủy lộ làm phương tiện vận chuyển. Cầm đầu đám ‘ thủy lực vận “ trên sông là một lão quái người tộc Hà Nhì. Lão quái này ước chừng bốn mươi niên, dáng người tầm thước, khuôn mặt to và sắc lạnh. Đặc biệt, lão quái này hẳn đã có lần trảy kinh kỳ, vì trên khuôn mắt sắt hun của hắn cũng toòng teng một chiếc " nhị tròng rạng nhãn quan " ( kính cận ).

 

Tùng trưởng lão chạy như bay xuống bến, chặn ngang lão quái lái thuyền đang đà lên dốc. Y hất hàm trịch thượng " Bao tiêu sơn thuyền ngược Đà Giang ? ", Lão quái buông thõng " thập thập thiên ". Y gằn giọng " Muốn giỡn với ta hả " Lão quái ngửa mặt cuời vang, tiếng cười bay vun vút lên vách núi " Tùy, các người ở xa chắc không biết tới sơn luật " Đám lữ khách giang hồ lấy thế làm tức khí, định xắn tay áo nhào tới. Nhưng thoảng tiếng Thủy mặc cô nương can gián " thôi các huynh đệ, đại sự chưa thành, sao ta lại vì cái tiểu tiết mà lại manh động hạ thủ "

 

Đám lữ khách càu nhàu rồi vẫn lục tục kéo nhau lên thuyền. Nguyên sơn thuyền chuyển động nhờ vào sức lực của “ hỏa dầu động cơ “, nên có thể di chuyển tới mọi nơi tuỳ thích. Đám giang hồ tổng cộng mười sáu kẻ, đều là những tay hảo thủ đất kinh kỳ, nhưng lại hoàn toàn bất lực trên vùng sông nước. Ngoài một vài kẻ vốn xuất thân từ nơi dân dã nên ít nhiều vẫn có công năng " thủy lội ‘ còn đa phần đám anh em giang hồ đành phó mặc tính mạng mình cho thủy thần. Trong lũ này có một tay quái kiệt mà giang hồ phong cho hắn cái tên " Xực tiểu gia ", vì cái khả năng thựuc cốc kinh hồn của y. Xực tiểu gia vốn có một thời gian khá lâu luyện công tại vùng bình nguyên Trung phần nên tuy đầu có đội trời nhưng chân lại chẳng đạp nước. Vì lo sợ cho tính mạng của mình, nên y dứt khoát không rời xa chiếc nhựa thố ( can nhựa ) nửa bước. Về sau, nghe giang hồ đồn rằng, chiếc nhựa thố của y tuy đặt trong thuyền nhưng vẫn nổi bồng bềnh, nguyên do đáy thuyền đã bị đám thảo khấu “ Đà Giang thủy lực vận “tinh ranh đục thủng, hòng răn đe nhưng kẻ khách giang hồ cậy tài khinh người. Báo hại Hà T B lão quái, trong khi nhãn quan mở trừng trừng quan sát vùng sơn lâm, thì nhị túc lại miệt mài tát nước ra khỏi thuyền. Trong khi đó thì tại nơi mũi thuyền, lão quái vẫn ngồi lơ lửng, sắc mặt dửng dưng, khẽ nhếch mép cười dáng chừng đầy vẻ khinh miệt.

 

Vượt ra khỏi khu thủy cảng Pô lếch chừng hơn dặm đường thì lũ khách lọt vào vùng sóng dữ. Do những đứt gãy địa chấn, lòng Đà Giang nổi lên những đám đại thạch sắc như dao, thủy lưu tới đây va đập vào khuấy nên những đám bọt sóng trắng xóa hung dữ, và tạo nên những vòng sóng xoáy quẩn hút vạn vật xuống tận đáy. Có tiếng la thất thanh nổi lên từ đám nương tử, sơn thuyền tròng trành ngang dọc như bị đám thủy quái quậy nghịch. Lão quái lái thuyền thoắt chuyển sang tinh anh, lia quét ánh mắt sàn sạt trên mặt sông, tay vung vẩy điều khiển sơn thuyền vượt ghềnh thác

 

Qua khỏi vũng ghềnh hung dữ, sơn thuyền tấp vào một bãi cát trắng. Đám giang hồ hoàn hồn, ồ ạt ùa lên bãi. Bãi cát dài chừng hai dặm, sâu vào trong núi ước một dặm, trên khấp khểnh lũ sơn thạch bị phong hóa bởi giang khí và sơn khí, nên biến thành những hình thù kỳ quái. Sau này Cầm B cô nương đã sưu tập về với thiển ý tạo lập một hình nhân để luyện công mà tâm điểm là một viên sơn thạch dài và cong tựa quả chuối, có mấu khấc ở một đầu.

 

Chợt cuối bãi sông có tiếng khúc khích, lũ khách giang hồ lật mình phi thân về hướng đó. Hiện ra trước mắt một ngã ba sông, đám sơn nữ đang lúi húi mò cua bắt ốc. Lũ này chừng khoảng đôi chục người, trẻ có già có, nhưng đều đã bị triệt thoái võ công, nên tuy đông mà không lấy gì làm nguy hiểm. Được thể, Hà T B lão quái, đạp gió lướt lên, sấn vào đám sơn nữ. Về sau, nghe Tùng hiền đệ thuật lại, Lão quái Hà T B sau khi thoát ra khỏi đám sơn nữ thì đắc chí lắm, thì thào " Đại huynh cả đời lăn lộn trên giang hồ nhưng cũng chưa từng được thưởng nhãn đám sơn nữ với thiên tuyết nhũ to lớn đến nhường đó “

 

Trong khi cả đám đang vui đùa thỏa thích thì bất chợt vang lên những tiếng động lạ. Đằng góc núi về phía thượng nguồn, đám tiểu tử thoăn thoắt chạy tới. Đám này ước chừng mươi tên, chỉ khoảng thập niên, nhưng nhìn cách di chuyển trên núi, thì tỏ ra công lực vô cùng thâm hậu. Lú khách giang hồ ít nhiều đã thấm mệt sau những chặng thiên lý vất vả, lại chưa có thời gian luyện công điều tức, nên công lực chỉ còn được dăm bảy phần. Nay gặp phải đám tiểu tử này, cả đám thất kinh, luống cuống không biết ra sao, thì chỉ riêng Tùng hiền đệ vẫn khoanh tay mỉm cười, ra chiều ung dung lắm.

 

Muốn biết sự thể ra sao, xin xem hồi sau sẽ rõ.

 

Tiếp phần sau: Back ] Up ] Next ]

 

Về đầu trang  Diễn đàn  Sử dụng & bản đồ trang web    Liên lạc với chúng tôi    Cài đặt font UNICODE    Cài đặt bộ gõ Vietkey