Bản quyền : TBG. Cập nhật ngày :03/29/2002  

Xin cảm ơn mọi ư kiến đóng góp, bài viết, tranh ảnh.

 

Cho dem Bangkok ] Pattaya ] [ Laos ]

 

Trên đất nước Triệu Voi

Ghi chép của Thảo Linh Chi

Với sức vóc nhỏ bé, quyết định đi Thái Lan bằng máy bay nhưng lại về Việt Nam bằng đường bộ qua Lào khiến nhiều người nh́n tôi lắc đầu ngao ngán nhưng khi về Việt Nam an toàn và khỏe mạnh th́ ai cũng phải gật đầu bái phục. Cho đến thời điểm này tôi vẫn c̣n nguyên cảm giác phấn chấn khi ḿnh đă có mặt ở hai đất nước xinh đẹp trong khu vực Đông Dương. Nếu Thái Lan là một đất nước với những ṭa nhà chọc trời, phương tiện giao thông hiện đại, cùng với những trung tâm thương mại sầm uất th́ Lào- đất nước Triệu Voi lại thật yên b́nh với những vát cổ kính, thâm nghiêm; qua biên giới Thái- Lào, tôi đă có cảm giác đất nước ḿnh đang ở rất gần rồi.

Mười tám giờ ở Viêng Chăn

Monk swears.jpg (11054 bytes)Hầu như thủ đô của các nước đều nằm ở trung tâm của lănh thổ th́ Viêng-chăn (thủ đô) của Lào lại nằm gần biên giới giáp với Thái Lan. ấn tượng đầu tiên của tôi đó là Viêng- chăn hiền ḥa và rất yên b́nh. Viêng-chăn không mang dáng vẻ là một thủ đô hiện đại, đường phố của thủ đô nhỏ hẹp, trông giống như một thành phố nhỏ ở Việt Nam. Phương tiện chính của người dân Viêng- chăn là ô tô và xe máy. Mọi sinh hoạt diễn ra yên ả, cảm giác mọi thứ ở đây đều rất an toàn.

Người dân thường mua bán và trao đổi hàng hóa tại những khu chợ, tôi đă ra chợ Morning Market- chợ trung tâm của thủ đô. Chợ mang nhiều nét giống như chợ của ta. Chợ cũng chia thành nhiều khu: đồ điện tử, điện lạnh, quần áo, vải vóc, thức ăn, tiện nhất là chợ có những quầy nhỏ để đổi tiền cho mọi người. Cũng như Thái lan, việc tiêu ngoại tệ ở Lào không thuận tiện, v́ vậy nếu muốn mua bán th́ bạn phải có trong tay tiền bath (tiền Thái) hoặc tiền kip (tiền của Lào). Đơn vị tiền kip gần giống tiền Việt Nam, ví dụ một tô mỳ nước là: 5.000kip th́ tương đương khoảng 7.000 VNĐ. Đi thăm quan chợ và xem cách mua sắm mới thấy dân Lào cũng khá "xông xênh". Có một điều tôi và những người cùng đoàn tâm đắc là những thiếu nữ ở Lào vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, trừ những người làm ở ngân hàng và bưu điện c̣n lại họ đều mặc chiếc váy quấn đặc trưng của Lào. Trong khi đang ngắm hàng tại những gian bán quần áo, chúng tôi đă bị “hút” ngay bởi chiếc váy của một chị đang mua hàng. Chị mặc chiếc váy mầu boóc- đô, với hoa văn thổ cẩm dệt khá tinh tế ở dưới gấu váy. Chị vui vẻ cho biết- chúng tôi thường mua sẵn quần áo, toi có khoảng 4-5 cái để mặc thay đổi. Và không phải chỉ ḿnh tôi như vậy mà phần đông các bà các cô ở Viêng chăn đều như vậy.

VA & monk.jpg (11638 bytes)Chúng tôi nhẩm tính chiếc váy của chị tính ra cũng gần 450.000 đồng tiền Việt. Ôi chà! Chúng tôi nh́n nhau lè lưỡi, thật là tư bản. Hỏi thử xem các cô thiếu nữ của ta, được mấy cô "chịu chơi" như vậy. Tiếp xúc với người dân ở Viêng- chăn thật dễ chịu đến mức một chú được coi là "già làng" khi ở Thái lan không nói chuyện được với ai, bỗng tươi tỉnh hẳn, cười nói hỉ hả. Bật mí với các bạn v́ dân Ta ở Lào không hề ít. Đến Viêng chăn chúng tôi đă kịp nhận ra đồng bào của ḿnh với những bảng hiệu quen thuộc "Cơm phở, các món ăn”... và dĩ nhiên là do người Việt Nam ta bán. Mừng hú hơn chục tên háu ăn chúng tôi lao vào quán, thi nhau gọi món í ới như cả năm không được gọi. Chủ quán là một bác gái hơn 60 tuổi và hai cô con gái: một cô chỉ khoảng 22 tuổi, c̣n cô kia già hơn, trông chị rất buồn về sau nh́n ra tôi mới thấy một cánh tay của chị bị teo. Tuy nhiên, nh́n ch? bung bê s?a so?n bàn an cho chúng tơi th́ l?i khéo léo như người lành lặn. Trong khi ngồi chờ thức ăn, tôi lân la hỏi chuyện bà bác, bác tâm sự- Tôi sang đây gần chục năm rồi, hai chị con gái mới sang được hơn 1 năm. Sang đây cũng chẳng vất vả ǵ đâu c̣n thất thoải mái hơn hồi ở An Giang, kiếm tiền ở Lào dễ lắm, nếu tính ra th́ những cụm dân nào có nhà giàu th́ phần lớn là dân Việt v́ người Việt vốn bản tính chịu khó, tiết kiệm nên dành dụm được nhiều tiền lắm. Khi hỏi bác có ư định về An Giang hay không, bác cười buồn nói- cũng muốn về nhưng phải v́ các con, bao giờ chúng tôi ổn định, dành dụm được chút tiền th́ bác cũng về quê. Nơi ḿnh chôn rau cắn rốn, c̣n mồ mả cụ kỵ bỏ đi hoài sau đành

Ngồi ăn uống một lúc chúng tôi cũng thấy một chiếc ô tô kiểu pick-up đỗ xịch ở quán. Nh́n thoáng chúng tôi không biết là dân ta hay dân Lào khi anh ta cùng mấy người kia cất tiềng chào bà bác chúng tôi mới thấy hỉ hả- lại dân ta rồi. Đúng là đi xa mới thấy quư nhau,biết chúng tôi mới sang, các anh chị hồ hởi bắt tay bắt chân rất nhiệt t́nh và có hướng dẫn chúng tôi nên đi đâu chơi. Tôi cũng thấy phần nào thấy âm ḷng v́ cộng đồng người Việt sống ở đây rất gắn bó và cũng khá sung túc. Chia tay với bà bác chúng tôi trở về nhà trọ và quyết định đi xem lễ hội Pha That luang v́ lời giới thiệu ban chiều. Thật quá đă! v́ chúng tôi đă có cơ hội tham gia một lễ hội vào loai lớn nhất nh́ trong giai đoạn này ở Viêng Chăn.

Khoảng 20 giờ, chúng tôi thuê một chiếc xe túk túk, rời nhà trọ, trên xe chở có 12 người nhưng lại có phần nghiêng lệch sang một phía, mặc dù anh trưởng đoàn đă cố gắng điều phối những tên béo và tên gầy ngồi hai bên ghế cho cân. Chúng tôi cứ tái người đi khi trên đường rất nhiều người cùng chỉ vào bánh xe ra chiều lo ngại, nhưng bác tài vấn thản nhiên lái. Chúng tôi không ai bảo ai, cố gắng nín thở, cầu trời nó không bị đổ v́ nếu xuống xe bây giờ th́ không có xe nào mà thuê nữa, thôi th́ liều một phen. Đi khoảng hơn 5km chúng tôi phải xuống đi bộ v́ đường vào nơi tổ chức lễ hội chật cứng người, tôi có cảm giác như đang chen trong ḍng người đi trẩy hội Chùa Hương. Hai bên đường thôi th́ thơm phức mùi chân gà nướng, thịt ḅ nướng, cơm lam, những dăy hoa quả cam, táo, qúyt.. rất hấp dẫn. Để ư chúng tôi chỉ thấy những người đi ngược lại dừng mua đồ c̣n những người đi vào như chúng tôi th́ không ai dừng lại. Chắc họ cũng muốn tham gia lễ hội với ḷng thành kính. Người đi xem lễ hội thôi th́ đủ cả già trẻ, gái trai,... ăn mặc rất đẹp. Một điều mà chúng tôi thấy rất khâm phục những người tổ chức lễ hội, số lượng người đến phải mấy ngàn người nhưng rất trật tự và quy củ. Trước khi vào được bên trong th́ ai cũng phải qua 3 "ải" kiểm soát; được chia làm 2 khu: nam riêng, nữ riêng. Tất cả nhân viên kiếm soát đều mặc đồng phục, mọi người đều bị kiểm tra rất kỹ từ trên xuống dưới xem có mang vũ khí ǵ không. Lễ hội được tổ chức trên băi đất rộng, có nhiều khu bày bán đồ hàng gia dụng, quần áo,... giống như một hội chợ của ḿnh. Bên cạnh đó là một sân khấu ngoài trời với các tiết mục ca múa nhạc đặc sắc, buồn cười nhất là phông của sân khấu phải có đến gần 30 chục lôgô to nhỏ của các nhà tài trợ. Các thiếu nữ ở Viêng- chăn rất đẹp, hát hay và múa đặc biệt dẻo khiến mấy anh chàng cùng đoàn tôi cứ xuưt xoa giá mà được làm rể Lào. Bỏ qua những cảnh náo nhiệt chúng tôi đi vào sâu bên trong. Dưới ánh đèn ngôi chùa càng rực rỡ v́ nó được bao phủ bằng một lớp vàng, để ư chúng tôi đều thấy ai tiến về phía chùa cũng cầm một bó hoa và cây nến. Hoa được xếp thẳng hàng ở dưới chân chùa, nến nhiều vô kể thắp sáng lung linh. Mùi hoa sen cộng với mùi hương thơm ḥa quện với ḍng người thăm chùa càng làm không khí thêm phần trang nghiêm. Do hạn chế về thời gian nên chúng tôi đă rời lễ hội sớm để c̣n lấy sức về nghỉ ngày mai đi lên LuôngPrabăng.

LuôngPraBăng- Kinh đổ cổ của Lào

Được báo trước là ở Lào không có xe lửa nên việc di chuyển sẽ chỉ là ô tô. Tôi là người có lẽ được quan tâm nhiều nhất, lên xe ai cũng giục giă tôi uống thuốc chống say, cầm một tá túi nilon  tôi yên tâm cho cuộc hành tŕnh tiếp theo. Lên xe từ lúc trời c̣n c̣n tinh mơ, anh trưởng đoàn đă hô to để lấy lại tinh thần cho các thành viên trong đoàn- Cố lên anh em ơi! chúng ta sắp đến một nơi mà khi về dù có bị cháy túi, mệt nhoài nhưng chúng ta sẽ không hề thấy ân hận. Tinh thần Tây bắc đâu rồi.

Lúc đầu tôi c̣n ngắm cảnh nhưng quăng đường 400km cũng đă làm tôi "oải " dần. Đường đi nói chung khá tốt, và theo lời anh Tùng- trưởng đoàn th́ nó giống con đuờng lên Tây Bắc. Phải nói cảnh trên đường đi thật đẹp, cũng do ham chơi nên cứ thấy có chùa, chúng tôi lại đề nghị anh lái xe dừng lại cho vào xem.Xiengkhuan park 2.jpg (20202 bytes) Nếu tính sơ sơ cả hành tŕnh trên đất nước Triệu Voi chúng tôi đă ghé thăm gần 20 ngôi chùa. Cũng thật may v́ anh lái xe có tên là Viêng Khăm cũng nói được chút ít tiếng Việt và tính t́nh th́ vô cùng dễ chịu. Chính v́ thế sau này chính anh là người đă bị chúng tôi rủ rê "vượt biên" để về Việt Nam. Tuy nhiên, ấn tượng nhất đối với chúng tôi có lẽ là những bức tượng Phật ở Xiêng - Khuan với nhiều tư thế khác nhau. Mỗi bức tượng đều có sự tích của nó mà chúng tôi chưa có cơ hội t́m hiểu. Tới LuôngPraBăng lúc 2 giờ sáng, tất cả đều mệt nhoài phải đi ḷng ṿng gần 2 tiếng v́ tất cả các khách sạn đều chật kín khách. Gần 3 giờ sáng, may mà anh lái xe có quen biết chúng tôi mới thuê được 4 pḥng ở một khách sạn xa trung tâm. Tuy nhiên v́ quá mệt nên tất cả bọn lăn ra ngủ. Sau một đêm nghỉ lại sức, chúng tôi đă cùng nhau đi "khám phá " LuôngPraBăng. Những vị vua đă thật sáng suốt khi chọn nơi đây là kinh đô. Thành phố có khí hậu rất dễ chịu, ban ngày hơi se lạnh, nhưng trưa th́ ấm dần. Và kinh đô cổ cũng có nét ǵ đó giống với Huế, có một vẻ đẹp cổ kính nhưng lại có pha chút hiện đại. Chúng tôi thật ngạc nhiên v́ có rất nhiều cửa hàng viết cả 3 thứ tiếng: Lào, tiếng Anh và tiếng Việt. Cũng thấy phổng mũi v́ chắc là người Việt đến đây cũng lắm. Hỏi anh Viêng Khăm, anh cho biết, người Việt sống ở đây không nhiều nhưng dạo này khách Việt Nam đi du lịch qua Lào không ít nên họ phải trưng biển để kinh doanh cho tiện. Thế mới biết chiêu tiếp thị của dân LuôngPraBăng cũng khá hiệu quả, và chúng tôi cũng đă "nướng" mấy chục ngàn Kip tại quán ăn sáng gần khách sạn chúng tôi thuê.

Nhà cửa ở đây đều làm bằng gỗ theo kiểu nhà sàn, nhiều nhà trông rất cũ có lẽ đă tồn tại đến mấy thế hệ. Cũng có nhiều ngôi nhà mang kiến trúc hiện đại nhưng cái hiện đại đó vẫn rất cân xứng, vừa đủ độ để không làm phá vỡ cảnh quan cổ kính vốn có của kinh đô này. Thành phố nằm ở trên cao, được ḍng Mêkông hùng vĩ ôm trọn vào ḷng, cũng chính v́ thế dân Tây đến đây rất thích đi dạo con phố nhỏ ven sông và không có ǵ thú hơn là ngồi hàn huyên với ai đó lúc hoàng hôn xuống. Và cũng v́ cảnh và con người ở đây quá đẹp và hấp dẫn mà cô bạn Hạnh Dung đi cùng đoàn với chúng tôi đă quyết định tách đoàn, ở lại LuôngPra Băng thêm mấy ngày -để tận hưởng hương vị cuộc sống- theo lời cô nói.

Đặc điểm dễ nhận thấy không chỉ riêng ở kinh đô cổ mà trên dọc hành tŕnh của chúng tôi là người dân Lào rất "nghiện" dùng chảo ăng- ten chiếm tỉ lệ đến 75%, với giá quy ra tiền ḿnh cũng phải đến hơn 1 triệu/chiếc. Ngạc nhiên hơn có nhà lợp bằng rơm, cột nhà bằng gỗ, nh́n vào chẳng có ǵ, nhưng cũng trưng ngay một cái chảo to tướng ở trên nóc nhà. Dân Lào từ già đến trẻ th́ lại chỉ say mê với những kênh truyền h́nh của Thái Lan (v́ họ nghe và nói được tiếng Thái khá tốt). Vào những quán ăn trên con phố cạnh Bảo tàng Hoàng gia- con phố này được mệnh danh là phố dành cho Tây. Cũng đúng v́ toàn bộ trang trí và thực đơn đều Tây 100%: bánh Hăm bơgơ, bánh mỹ gối, thịt hun khói, cafe, ... chỉ có Tây mới vào ăn uống và nh́n quanh chỗ  chúng tơi là "Tây tóc đen" ? Luơng Pra Bang này. Phong cách ph?c v? c?a người Lào cũng khá lịch sự, nhưng có lẽ do ảnh hưởng của cách sinh hoạt nên cái ǵ cũng chậm răi, bằng chứng muốn tận dụng thời gian ít ỏi ở đây, cả bọn tranh thủ đi mua sắm, cho một người ở lại quán để gọi món. Thế nhưng 30 phút sau quay lại bàng ăn vẫn chỉ có mấy cái bát và cốc nước trà loăng, mặc dù quán không đông lắm v́ toàn dân Tây ngồi uống cafe. Nếu tính ra th́ sau gần 1 tiếng chúng tôi mới có đủ: 2 đĩa khoai tây chiên, 2 bát canh thịt nấu cà chua, 2 đĩa trứng rán và 3 đĩa rau cải sào. Và giá th́ quả là đắt đỏ nhiều so với giá ở Thái Lan, tính ra 11 người chúng tôi phải trả cho bữa ăn này 350.000 đồng tiền Việt. Tuy nhiên cũng hả ḷng hả dạ v́ mấy hôm trên đường đi chúng tôi thèm rau mà không có, món xôi với thịt ḅ nướng đă kém hấp dẫn khi chúng tôi phải ăn đến bữa thứ ba. Tuy nhiên có thú đồ ăn rẻ mà lại bổ cho mấy bà con gái khi ở Luông Pra Bâng đó là hoa quả, hoa quả đa dạng và rẻ vô cùng: quả đu đủ nặng gần 2 kg mà tính ra tiền ḿnh chỉ có 2.000đồng, quưt th́ 2.500 đồng/chục, mía th́ cũng bán túi như ḿnh nhưng so về độ ngọt th́ c̣n kém xa. Ngoài việc đi thăm thù chùa chiền, các bà các cô trong đoàn c̣n rất thích đi mua sắm. Luông Pra Băng có những khu phố dành riêng cho bán đồ lưu niệm, hàng hoá bày bán nhiều nhất là những chiếc khăn thổ cẩm, chiếc váy quấn, tấm vải thổ cẩm dệt nổi h́nh voi, nhưng có lẽ những chiếc túi nhỏ đựng bút và đựng kính là đắt hàng nhất. Hầu như những sản phẩm này đều làm thủ công, v́ là ở thành phố du lịch nên hàng hoá bán ở đây có đắt hơn so với ở Viêng-chăn. Tuy nhiên chúng tôi cũng chọn mua vài thứ v́ sợ về Viêng Chăn không cơ hội mua hàng.

Old Royal Palace 2.jpg (16027 bytes)Chúng tôi đến kinh đô cổ đúng vào dịp các sư tập trung về đây ôn thi, thành phố cổ kính bỗng tràn ập bóng "áo vàng". Chúng tôi thật ngạc nhiên v́ các sư ở đây đều rất trẻ và nóng tiếng Anh rất chuẩn. Khi hỏi ra mới biết, ở Lào có một phong tục rất đặc biệt, con trai lớn khi đến tuổi trường thành thường tự ḿnh đi tu. Họ đi tu để trả hiếu bố mẹ, tuỳ điều kiện họ có thể vào chùa từ 3 tháng đến nhiều năm. Đă quyết tâm vào chùa th́ ho sống khổ hạnh như các nhà sư thật sự: cạo đầu, một ngày ăn 2 bữa chay, chân đi đất, và phải học Kinh phật.... Khi hỏi một cậu sư khá trẻ là có biết ǵ về Việt Nam, em cười và nói- Biết chứ, bạn em ở Việt Nam nhiều lắm. Năm nào mà chẳng gưỉ ảnh về., Nó chụp ảnh ở Hồ Gươm (Hà Nội) nữa. Em mới có 19 tuổi, đi tu 2 năm rồi, sang năm em định sang C.500 ở Việt nam để học làm vệ sỹ.

Chúng tôi c̣n hàn huyên với mấy cậu sư nữa, chia tay cậu sư kia c̣n dúi vào tay chúng tôi địa chỉ e-mail với lời nhắn nhủ- lúc nào rảnh th́ mail cho em, để lúc nào có sang Việt Nam, em c̣n đi t́m các anh các chị.

Chia tay với LuôngPraBăng chúng tôi lên xe tiến về biên giới Lào- Việt, tôi tự nhủ nếu có dịp nhất định tôi sẽ quay lại LuôngPraBăng

Hành tŕnh Thai - Lao 10-2001

Album Ảnh Thai-Lao

Tiếp phần sau: 

Back ] Up ]

 

Về đầu trang  Diễn đàn  Sử dụng & bản đồ trang web    Liên lạc với chúng tôi    Cài đặt font UNICODE    Cài đặt bộ gơ Vietkey